Background Gia sư 8910

Để dạy con tự lập, ba mẹ nên “lười” đúng cách

Tính tự lập không phải là một đức tính thiên phú. Thay vào đó, đây là kết quả của quá trình rèn luyện thường xuyên, lâu dài bắt đầu từ tuổi thơ. Trong hành trình dạy con tự lập, ít cha mẹ nghĩ rằng: Sự “lười biếng” đúng lúc, đúng cách của mình lại được coi là phương pháp giáo dục khoa học, trang bị cho con nhiều thói quen tốt. Vậy để dạy con tự lập, mỗi bậc phụ huynh nên “lười biếng” khi nào và “lười biếng” như thế nào?

Hiểu đúng về tính tự lập ở trẻ

Trước khi dạy con tự lập bằng bất cứ phương pháp nào, cha mẹ cũng cần có những hiểu biết đúng đắn về tính tự lập ở trẻ. Hiểu nôm na, tính tự lập là ý thức tự giải quyết các công việc của mình mà không dựa dẫm vào bố mẹ. Nó thể hiện qua thái độ tự giác, tự tin, khả năng tự đặt mục đích, lên kế hoạch hành động, tự điều khiển bản thân với sự nỗ lực cao.

Khi dạy con tự lập, cha mẹ nên chú ý vào ba giai đoạn với những đặc điểm rất riêng ở con trẻ:
– Giai đoạn từ 1 – 2 tuổi: Tính tự lập thể hiện ở việc bắt chước hành vi của cha mẹ Khi được cung cấp đồ chơi, trẻ sẽ lặp lại thao tác của người lớn để tự giải quyết nhu cầu cầm nắm.
– Giai đoạn từ 3 – 4 tuổi: Tính tự lập thể hiện rõ ràng hơn quan các hành động đơn giản: tự mặc quần áo, tự chuẩn bị bàn ghế ăn, tự ăn, tự chơi…
– Giai đoạn từ 5 – 6 tuổi: Ở độ tuổi này, thể chất và tâm lý của trẻ đã có bước nhảy vọt lớn, những dấu hiệu của tự lập trên bình diện rộng và sâu hơn. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy con tự lập.

Những phương pháp dạy con tự lập hiệu quả cha mẹ nên biết!

Giao cho con các nhiệm vụ

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, một trong ba thành tố cấu thành tính tự lập ở trẻ là nhu cầu được khẳng định mình. Bởi vậy, việc cho phép trẻ đóng góp công sức vào công việc chung chính là gợi ý tốt nhất để cha mẹ bắt đầu dạy con tự lập. Hãy bắt đầu từ những việc có mối liên hệ trực tiếp với trẻ.

Trẻ em luôn tự tin khi được tự mình trải nghiệm
Trẻ em luôn tự tin khi được tự mình trải nghiệm

Ví dụ: dạy con con tự lập bằng việc nhờ con lên kế hoạch cho buổi dã ngoại cuối tuần, giao cho con nhiệm vụ chọn quà sinh nhật, cho thú cưng ăn đúng giờ… Khi giữ vị trí “thuyền trưởng”, quyết định mọi vấn đề, trẻ sẽ có xu hướng muốn hoàn thành tốt nhất trong khả năng để được khen ngợi, khẳng định bản thân mình với những người xung quanh.

Để con tự tìm giải pháp

Dù là bạn ai, ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào đều có thể phải đối mặt với những vật cản, trở ngại xảy đến bất ngờ. Cha mẹ không nên bao bọc con bằng cách thiết lập các tấm lá chắn chống lại rủi ro. Thay vào đó, để dạy con tự lập, hãy coi rủi ro là cơ hội để con được rèn luyện kỹ năng tổng hợp các, phân tích và đánh giá những câu chuyện diễn ra. Dựa vào đó, con có thể nghĩ ra hướng giải quyết linh hoạt và phù hợp nhất đối với từng hoàn cảnh.

Cho phép con thất bại

Đứng im và bình tĩnh nhìn con chật vật trước thất bại đòi hỏi ở mỗi bậc cha mẹ một sự nhẫn nại rất lớn. Tuy nhiên, để dạy con tự lập, chúng ta bắt buộc phải làm quen với sự nhẫn nại này. Trước tiên, cần thừa nhận con cái không phải là những thứ hoàn hảo, chúng không phải những cỗ máy, được lập trình ra chỉ để làm đúng, để thành công. Chấp nhận được điều đó, đồng nghĩa với việc cho phép con phạm sai lầm.

Hãy là người đồng hành cùng con sau mỗi lần vấp ngã, cho con biết con sai ở đâu, sau đó để con tìm một hướng đi mới. Chỉ khi trẻ dám thử, dám làm và dám thất bại, thì quá trình dạy con tự lập mới trở nên đúng nghĩa.

Để dạy con tự lập, ba mẹ nên “lười biếng” gì?

Lười giúp đỡ con

Giải quyết những vấn đề hàng ngày, từ ăn – uống – mặc – ngủ tới học tập – vui chơi… đều được coi là những nhiệm vụ buộc phải hoàn thành. Cha mẹ nên xác định rõ, đó là nhiệm vụ của của con và người được hưởng thành quả sau mỗi nhiệm vụ này cũng là chính con.

Bé gái say mê sáng tạo với trò chơi trí tuệ
Bé gái say mê sáng tạo với trò chơi trí tuệ

Phụ huynh có thể đóng vai người hỗ trợ, nhưng muốn dạy con tự lập thì cần vạch rõ giới hạn của sự hỗ trợ đó. Càng “lười” giúp đỡ, con sẽ càng phải nỗ lực để vượt qua những thử thách vừa sức mình.

Lười nhắc nhở, đốc thúc

Tiền đề của tính tự lập là quyền làm chủ. Do đó, muốn dạy con tự lập hiệu quả, cha mẹ cần giảm bớt sự lo lắng, sự đốc thúc. Lấy ví dụ cụ thể trong việc học: Để dạy con tự lập trong việc làm bài tập, cha mẹ hãy thoát ly bản thân ra khỏi suy nghĩ hướng dẫn con “từng li từng tí”. Nếu cần, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở con đến giờ làm bài tập sau đó để con tự chủ về thời gian, cách làm bài, cách xử lý khi gặp bài khó. Hãy ngừng nhắc nhở để cho con nhận thức được rằng: việc học là việc riêng của con, cha mẹ chỉ là người giúp đỡ, là người dạy con tự lập.

Lười nóng giận và lười nhắc tới thất bại

Nếu như sự nóng giận của cha mẹ là kết quả của một việc sai lầm, thì thật khó để có thể khuyến khích trẻ tự tin, tự giải quyết vấn đề. Khi bắt đầu hành trình dạy con tự lập, cha mẹ nên tự dạy mình cách làm chủ cơn giận. Không phải mắng mỏ, đòn roi mà chính sự thấu hiểu và lắng nghe mới có thể trở thành sợi dây liên kết giữa hai thế hệ. Con trẻ là một cá thể riêng biệt có tự do trong suy nghĩ, bởi vậy, đôi khi bé vẫn sẽ tiếp tục thực hiện lại những hành động sai lầm mặc cho lời cảnh báo của cha mẹ. Nhưng điều đó không thể trở thành lý do thuyết phục cho cơn giận, cha mẹ hãy coi đó như một bài học khó, mà phải mất nhiều lần làm đi làm lại, con mới ra lời giải đúng.

Mặt khác, để dạy con tự lập, mỗi bậc phụ huynh nên “lười” nhắc đến những thất bại của con. Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng, khiến con không dám dấn thân thử sức ở những vấn đề mới.

“Lười “ tưởng chừng là việc rất dễ, nhưng để trở thành “bà mẹ lười”, “ông bố lười” đúng lúc, đúng cách lại đòi hỏi rất nhiều lòng kiên nhẫn, sự thấu hiểu và cảm thông. Qua bài viết, Gia sư 8910 mong có thể gửi tới phụ huynh có những góc nhìn mới, để tiếp tục hành trình nuôi dạy những em bé trẻ tự lập, thông minh, sáng tạo.

Bài viết nổi bật

Tư vấn tìm gia sư

Đăng ký tư vấn miễn phí