Tóm tắt lý thuyết
Sự bay hơi.
2.1. Định nghĩa.
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Ví dụ
- Quần áo sau khi giặt được phơi khô.
- Lau ướt bảng, một lúc sau nước bay hơi hết bảng sẽ khô.
- Mực khô sau khi viết.
- Rượu đựng trong chai không đậy nắp sẽ bị cạn dần.
2.2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc yếu tố nào?
- Quan sát hiện tượng
- C1: Quần áo vẽ ở hình A2 khô nhanh hơn vẽ ở hình A1. Chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Cho biết quần áo ở hình nào khô nhanh hơn?
- Quần áo ở ngoài trời nắng ở hình A2 mau khô hơn.
- Nhiệt độ ở A1 và A2 khác nhau thế nào?
- Nhiệt độ ở A2 lớn hơn A1.
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Nhiệt độ.
- C2: Quần áo vẽ ở hình B1 khô nhanh hơn vẽ ở hình B2, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Gió
- C3: Quần áo vẽ ở hình C2 khô nhanh hơn vẽ ở hình C1, chứng tỏ tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc mặt thoáng chất lỏng
- Nước trong quần áo ở hình C2, quần áo được căng ra có diện tích mặt thoáng lớn hơn.
2.3. Nhận xét
- Nhiệt độ càng cao hoặc thấp thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ
- Gió càng mạnh hoặc yếu thì tốc độ bay hơi càng lớn hoặc nhỏ
- Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ thì tốc đô bay hơi càng lớn hoặc nhỏ.
2.4. Thí nghiệm kiểm tra.
- Phương án thực hiện
- Lấy hai đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, đặc trong phòng không có gió.
- Hơ nóng một đĩa.
- Đổ vào mỗi đĩa khoảng 2cm3 nước.
- Quan sát xem nước trong đĩa nào bay hơi nhanh hơn
- Mục đích thí nghiệm:
- Dùng để kiểm tra tác động của nhiệt độ.
- C5: Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau?
- Để diện tích mặt thoáng của nước trong hai đĩa như nhau
- C6: Tại sao phải đặc hai đĩa trong cùng một phòng không có gió?
- Để loại trừ sự tác động của gió.
- C7: Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa?
- Để kiểm tra sự tác động của nhiệt độ.
- Kết quả thí nghiệm
- Khẳng định dự đoán tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuôc nhiệt độ là đúng.
- Nước trong đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn đĩa đối chứng
- Lưu ý: Tốc độ bay hơi của chất lỏng còn phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Bài tập minh họa
Bài 1:
Nêu 1 số ứng dụng của sự bay hơi vào trong thực tế ?
Hướng dẫn giải:
- Người nông dân đã vận dụng vào việc sấy lúa, làm cho lúa khô sau khi thu hoạch.
- Thả bèo hoa dâu vào ruộng lúa, ngoài việc bèo cung cấp chất dinh dưỡng cho đất , bèo còn che phủ mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước trong ruộng.
Bài 2:
Tại sao khi trồng cây chuối hay trồng mía người ta phải phạt bớt lá?
Hướng dẫn giải:
Làm như vậy để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.
Bài 3:
Đặc điểm nào sau đây là của sự bay hơi ?
A. Bay hơi ở mọi nhiệt độ
B. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Chỉ xảy ra ở một số chất lỏng.
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án A
- Bay hơi ở mọi nhiệt độ
Để lại bình luận